Tuan_51KTWRU
Thành Viên Mới
Topic trước không viết bình luận quá dài được nên mình xin tạo topic mới. Cảm ơn các bạn đã dành sự quan tâm cho bài viết cho bài viết của mình, và cũng xin lỗi một số bạn đã gửi mail và liên lạc qua FB nhưng mình đã không trả lời được tất cả. Sau đây là phần II của bài viết. Tuy nhiên trước khi viết mình xin được làm rõ một số điểm hay được hỏi như sau :
1 Chuyên ngành học cao học tại Nhật và chuyên ngành học tại Việt Nam có thể khác nhau , thậm chí có thể ko liên quan gì đến nhau cũng ko sao. Bạn mình ở trường tiếng chuyển từ kĩ thuật sang kinh tế rất nhiều, bản thân mình cũng học ko phải chuyên ngành đã học tại đại học. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa việc chuyển bị thi của các bạn sẽ khó khăn hơn . Lý do là các bạn phải đọc sách chuyên ngành lần đầu bằng tiếng Nhật ( để tìm ý tưởng nghiên cứu ) và đương nhiên là sẽ ko hiểu hết ( cả nội dung lẫn tiếng Nhật ) , sẽ cần phải có người đã học rồi giải thích cho bạn hiểu.
2 Bài viết của mình hướng thiên về đến các bạn đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam và muốn qua Nhật học thêm cao học , muốn đỗ cao học với thời gian ngắn nhất. Lý do là vì nếu các bạn đã học qua đại học ở Nhật thì với vốn tiếng Nhật 4 năm , việc thi lên cao học không khó. Hơn nữa mục tiêu của mình về lâu dài không phải là nghiên cứu mà là nâng cao khả năng chuyên môn trong công việc kết hợp trau dồi tiếng Nhật để làm việc. Do đó cách của mình có phần thực dụng .
3 Cảm ơn admin đã góp ý với em về bài viết , quả đúng là như admin nói việc mình thi đỗ sau 1 năm 8 tháng là khá sớm , tiếng Nhật lẫn chuyên môn đều chưa đủ độ chín để có thể bắt đầu học cao học một cách hoàn chỉnh . Có thể nói sau khi vào trường 6 tháng đến 1 năm đầu sẽ rất vất vả , nhưng nếu có sự chuyển bị tốt thì vẫn sẽ theo được . Và mình xin phép nói thêm về chế độ nghiên cứu sinh ( chế độ dự bị cao học ) . Chế độ này được dành cho chủ yếu học sinh nước ngoài muốn chuyển bị kĩ hơn cho việc nghiên cứu cho cao học . Khi được nhận bạn sẽ được gia hạn thêm visa 1 năm để chuyển bị. Tuy vậy mặt khác chế độ này cũng có những điểm cần lưu ý. Có nhiều người đã được nhận vào phòng nghiên cứu làm nghiên cứu sinh nhưng kết quả vẫn không vào được cao học. Lý do là như sau, khi được nhận vào rồi sẽ có 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: thuận lợi. Giáo sư quan tâm , mọi người trong phòng nghiên cứu giúp đỡ bạn . Trường hợp này thì không có gì để nói , có thể dễ dàng vào cao học sau này.
+ Trường hợp 2: không thuận lợi. Bạn nên hiểu là giáo sư rất bận, càng trường tốt giáo sư càng nổi tiếng lại càng bận , vì vậy với một nghiên cứu sinh 1 tuần có khi chỉ nói chuyện được với giáo sư khoảng 10 phút. Hơn nữa khi vào rồi nếu vạn nhất có chuyện không mong muốn xảy ra ( giáo sư và bạn xảy ra mẫu thuẫn , các thành viên trong phòng nghiên cứu không giúp đỡ bạn ...vv ) thì mọi chuyện sẽ xấu đi rất nhanh. Nghiên cứu sinh thực chất không có vai trò chính thức trong phòng nghiên cứu , bạn không đến cũng chả ai quan tâm , trượt cũng chả có vấn đề gì , vì thế bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng.
Sau đây là nội dung chính của bài viết:
Hướng dẫn cách viết Bản kế hoạch nghiên cứu (研究計画書)và
lý do xin vào trường (志望理由書)
Bài viết của mình là nhằm hướng dẫn các bạn có thể tìm được vấn đề nghiên cứu ,viết được một bản kế hoạch nghiên cứu đúng về nội dung và hình thức . Còn về vấn đề cách dùng tiếng tiếng Nhật trong bài kế hoạch nghiên cứu thì trường tiếng sẽ dạy bạn cụ thể , hoặc bạn có thể đọc sách hướng dẫn (mình sẽ giới thiệu 1 cuốn đã được học ở dưới ) .
1 Khái niệm:
Kế hoạch nghiên cứu là đề cương cơ bản nhất về đề tài bạn nghiên cứu trong 2 năm tại cao học , tóm lược các nội dung chính như sau :
Theo bố cục lần lượt
_ Động cơ nghiên cứu - bối cảnh nghiên cứu : phần này trình bày về hiện trạng của vấn đề bạn nghiên cứu , nêu vấn đề bạn muốn nghiên cứu.
_ Mục đích nghiên cứu: Nếu bạn hoàn thành nghiên cứu thì sẽ có đóng góp gì ( về mặt lý luận khoa học lẫn ứng dụng )
_ Ý nghĩa nghiên cứu : thường là thêm về tính ứng dụng của nghiên cứu.
_ Phương pháp nghiên cứu .
2 Tìm vấn đề nghiên cứu (研究卵)
Đây là bước khởi đầu , tìm ý tưởng để nghiên cứu. Phần này mình được học theo 2 cách :
+ Từ thực tế đi ngược lên lý thuyết
+ Từ lý thuyết suy luận về vấn đề thực tế
A Từ thực tế đi ngược lên lý thuyết: đây là cách mà trường tiếng đã dạy mình. Xuất phát điểm của nó là bạn cần phải tìm một vấn đề đang phát sinh trong thực tế , và bạn muốn giải quyết nó. Cách này nếu có nền tảng kiến thức xã hội cộng thêm kiến thức cơ bản ngành thì khả năng tìm ra vấn đề sẽ nhanh hơn. Ví dụ như việc Hà Nội và HCM đang phát triển các tuyến tàu điện nội thành thì sau 10 năm sẽ có những ngành nào tại Việt Nam phát triển theo các nhà ga đó , so sánh với Nhật Bản thì có lẽ ai cũng biết dịch vụ conbini hay các chuỗi cửa hàng bình dân luôn đặt sát nhà ga , vậy thì Việt Nam có giống Nhật Bản ko hay là sẽ có nhiều ngành nghề cửa hàng khác . Từ vấn đề đó có thể suy ra nó nằm ở trong việc kinh doanh bán lẻ chẳng hạn . Thêm nữa combini gần ga là kinh doanh mang tính Nhật , vậy vấn đề có thể hiểu là " Nghiên cứu các đặc trưng kinh doanh kiểu Nhật tại thị trường bán lẻ đang phát triển như Việt Nam " . Đên bước này rồi thì bạn phải đọc sách, nghiên cứu trước đây để tìm hiểu các đặc trưng kiểu Nhật là gì (系列化、看板方式、年功序列、など). Đến giờ thì bạn có thể bắt đầu viết được rồi.
1 Chuyên ngành học cao học tại Nhật và chuyên ngành học tại Việt Nam có thể khác nhau , thậm chí có thể ko liên quan gì đến nhau cũng ko sao. Bạn mình ở trường tiếng chuyển từ kĩ thuật sang kinh tế rất nhiều, bản thân mình cũng học ko phải chuyên ngành đã học tại đại học. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa việc chuyển bị thi của các bạn sẽ khó khăn hơn . Lý do là các bạn phải đọc sách chuyên ngành lần đầu bằng tiếng Nhật ( để tìm ý tưởng nghiên cứu ) và đương nhiên là sẽ ko hiểu hết ( cả nội dung lẫn tiếng Nhật ) , sẽ cần phải có người đã học rồi giải thích cho bạn hiểu.
2 Bài viết của mình hướng thiên về đến các bạn đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam và muốn qua Nhật học thêm cao học , muốn đỗ cao học với thời gian ngắn nhất. Lý do là vì nếu các bạn đã học qua đại học ở Nhật thì với vốn tiếng Nhật 4 năm , việc thi lên cao học không khó. Hơn nữa mục tiêu của mình về lâu dài không phải là nghiên cứu mà là nâng cao khả năng chuyên môn trong công việc kết hợp trau dồi tiếng Nhật để làm việc. Do đó cách của mình có phần thực dụng .
3 Cảm ơn admin đã góp ý với em về bài viết , quả đúng là như admin nói việc mình thi đỗ sau 1 năm 8 tháng là khá sớm , tiếng Nhật lẫn chuyên môn đều chưa đủ độ chín để có thể bắt đầu học cao học một cách hoàn chỉnh . Có thể nói sau khi vào trường 6 tháng đến 1 năm đầu sẽ rất vất vả , nhưng nếu có sự chuyển bị tốt thì vẫn sẽ theo được . Và mình xin phép nói thêm về chế độ nghiên cứu sinh ( chế độ dự bị cao học ) . Chế độ này được dành cho chủ yếu học sinh nước ngoài muốn chuyển bị kĩ hơn cho việc nghiên cứu cho cao học . Khi được nhận bạn sẽ được gia hạn thêm visa 1 năm để chuyển bị. Tuy vậy mặt khác chế độ này cũng có những điểm cần lưu ý. Có nhiều người đã được nhận vào phòng nghiên cứu làm nghiên cứu sinh nhưng kết quả vẫn không vào được cao học. Lý do là như sau, khi được nhận vào rồi sẽ có 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: thuận lợi. Giáo sư quan tâm , mọi người trong phòng nghiên cứu giúp đỡ bạn . Trường hợp này thì không có gì để nói , có thể dễ dàng vào cao học sau này.
+ Trường hợp 2: không thuận lợi. Bạn nên hiểu là giáo sư rất bận, càng trường tốt giáo sư càng nổi tiếng lại càng bận , vì vậy với một nghiên cứu sinh 1 tuần có khi chỉ nói chuyện được với giáo sư khoảng 10 phút. Hơn nữa khi vào rồi nếu vạn nhất có chuyện không mong muốn xảy ra ( giáo sư và bạn xảy ra mẫu thuẫn , các thành viên trong phòng nghiên cứu không giúp đỡ bạn ...vv ) thì mọi chuyện sẽ xấu đi rất nhanh. Nghiên cứu sinh thực chất không có vai trò chính thức trong phòng nghiên cứu , bạn không đến cũng chả ai quan tâm , trượt cũng chả có vấn đề gì , vì thế bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng.
Sau đây là nội dung chính của bài viết:
Hướng dẫn cách viết Bản kế hoạch nghiên cứu (研究計画書)và
lý do xin vào trường (志望理由書)
Bài viết của mình là nhằm hướng dẫn các bạn có thể tìm được vấn đề nghiên cứu ,viết được một bản kế hoạch nghiên cứu đúng về nội dung và hình thức . Còn về vấn đề cách dùng tiếng tiếng Nhật trong bài kế hoạch nghiên cứu thì trường tiếng sẽ dạy bạn cụ thể , hoặc bạn có thể đọc sách hướng dẫn (mình sẽ giới thiệu 1 cuốn đã được học ở dưới ) .
1 Khái niệm:
Kế hoạch nghiên cứu là đề cương cơ bản nhất về đề tài bạn nghiên cứu trong 2 năm tại cao học , tóm lược các nội dung chính như sau :
Theo bố cục lần lượt
_ Động cơ nghiên cứu - bối cảnh nghiên cứu : phần này trình bày về hiện trạng của vấn đề bạn nghiên cứu , nêu vấn đề bạn muốn nghiên cứu.
_ Mục đích nghiên cứu: Nếu bạn hoàn thành nghiên cứu thì sẽ có đóng góp gì ( về mặt lý luận khoa học lẫn ứng dụng )
_ Ý nghĩa nghiên cứu : thường là thêm về tính ứng dụng của nghiên cứu.
_ Phương pháp nghiên cứu .
2 Tìm vấn đề nghiên cứu (研究卵)
Đây là bước khởi đầu , tìm ý tưởng để nghiên cứu. Phần này mình được học theo 2 cách :
+ Từ thực tế đi ngược lên lý thuyết
+ Từ lý thuyết suy luận về vấn đề thực tế
A Từ thực tế đi ngược lên lý thuyết: đây là cách mà trường tiếng đã dạy mình. Xuất phát điểm của nó là bạn cần phải tìm một vấn đề đang phát sinh trong thực tế , và bạn muốn giải quyết nó. Cách này nếu có nền tảng kiến thức xã hội cộng thêm kiến thức cơ bản ngành thì khả năng tìm ra vấn đề sẽ nhanh hơn. Ví dụ như việc Hà Nội và HCM đang phát triển các tuyến tàu điện nội thành thì sau 10 năm sẽ có những ngành nào tại Việt Nam phát triển theo các nhà ga đó , so sánh với Nhật Bản thì có lẽ ai cũng biết dịch vụ conbini hay các chuỗi cửa hàng bình dân luôn đặt sát nhà ga , vậy thì Việt Nam có giống Nhật Bản ko hay là sẽ có nhiều ngành nghề cửa hàng khác . Từ vấn đề đó có thể suy ra nó nằm ở trong việc kinh doanh bán lẻ chẳng hạn . Thêm nữa combini gần ga là kinh doanh mang tính Nhật , vậy vấn đề có thể hiểu là " Nghiên cứu các đặc trưng kinh doanh kiểu Nhật tại thị trường bán lẻ đang phát triển như Việt Nam " . Đên bước này rồi thì bạn phải đọc sách, nghiên cứu trước đây để tìm hiểu các đặc trưng kiểu Nhật là gì (系列化、看板方式、年功序列、など). Đến giờ thì bạn có thể bắt đầu viết được rồi.